Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao có những ngôi nhà mới xây dựng chưa được bao lâu đã xuất hiện những vết nứt, thậm chí sập đổ? Câu trả lời có thể nằm ở những mối nối thép yếu ớt, được thực hiện không đúng kỹ thuật. Cùng xem hướng dẫn cách nối thép đúng kỹ thuật và hiểu lầm khi nối thép mà nhiều người hay gặp phải ngay dưới đây.
Nối Thép Hàn Liệu Có Tốt Hơn Nối Thép Buộc?
Hiện nay có 3 cách nối thép phổ biến:
- Nối thép buộc
- Nối thép hàn
- Nối coupler
Nhiều gia chủ chưa có kinh nghiệm, nếu chỉ tìm đọc trên mạng thì sẽ thấy phương pháp nối hàn có vẻ rất chắc chắn và nhìn bền chắc hơn phương pháp thép buộc nhìn vào rất thủ công.
Đúng là phương pháp hàn nhìn thì rất tốt .Liên kết hàn có thể thực hiện được bằng nhiều công nghệ khác nhau những cần phải tuân thủ chất lượng mối hàn theo thiết kế công tác kiểm tra, nghiệm thu chiều dài, số lượng,vị trí mối hàn phải được tuân theo các chỉ dẫn của thiết kế.
Nhìn chung mối hàn phải đáp ứng được các yêu cầu như bề mặt nhẵn, liên tục không đứt quãng, không có bọt và không thu hẹp cục bộ theo tiêu chuẩn.
Tuy nhiên đây là trên lý thuyết còn trên thực tế không dễ để tìm được thợ hàn đạt theo yêu cầu tay nghề cao. Đa số trên thị trường chỉ là thợ ở mức biết hàn. Nên rất khó để đạt yêu cầu về kĩ thuật.
Chính vì vậy tại các công trình xây dựng nhà phố và biệt thự với thép trong cột với đường kính nhỏ từ 14mm- 20mm là phổ biến. Phương pháp nối buộc cốt thép bằng dây kẽm hiện nay đang là cách nối thông dụng nhất. Cách này đơn giản và tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo kết cấu.
Quy cách nối thép dầm theo tiêu chuẩn
Để đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình, việc nối thép dầm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định kỹ thuật. Dưới đây là những quy tắc cơ bản cần nắm rõ:
1. Tỷ lệ nối thép
Giới hạn: Không được nối quá 50% tổng diện tích cốt thép trên một mặt cắt ngang của dầm. Điều này giúp đảm bảo cấu kiện vẫn đủ khả năng chịu lực sau khi nối.
Nối so le: Các mối nối thép cần được bố trí so le nhau để phân tán lực tác dụng và tránh tập trung ứng suất tại một vị trí.
2. Vị trí nối thép
Vị trí tránh nối:
- Vùng chịu lực lớn: Không được nối thép tại những vị trí chịu lực lớn như giữa nhịp dầm, vị trí tựa dầm, chỗ uốn cong
- Gần các vết nứt: Tránh nối thép gần các vết nứt hoặc khuyết tật của bê tông.
Khoảng cách tối thiểu giữa các mối nối: Cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các mối nối để tránh ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của dầm.
3. Chiều dài chồng mí
- Yêu cầu: Chiều dài chồng mí của các thanh thép phải đảm bảo đủ để tạo ra một mối nối chắc chắn. Chiều dài này phụ thuộc vào đường kính của thép, loại thép và cường độ bê tông.
- Tính toán: Chiều dài chồng mí cần được tính toán cụ thể dựa trên các tiêu chuẩn thiết kế.
4. Phương pháp nối thép
- Buộc dây kẽm: Đây là phương pháp truyền thống, thường được sử dụng cho các công trình nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao để đảm bảo mối nối chắc chắn.
- Sử dụng coupler: Coupler là một loại ống nối ren, giúp tạo ra mối nối nhanh chóng và chính xác. Phương pháp này thường được áp dụng cho các công trình lớn.
- Hàn: Phương pháp hàn được sử dụng khi yêu cầu độ bền cao. Tuy nhiên, cần có thiết bị chuyên dụng và người thợ có tay nghề cao.
5. Số lượng điểm buộc
- Tối thiểu: Mỗi mối nối cần được buộc ít nhất 3 điểm: ở giữa và 2 đầu.
- Khoảng cách: Khoảng cách giữa các điểm buộc phụ thuộc vào đường kính của thép và chiều dài chồng mí.
Quý khách hàng có nhu cầu Thiết kế - Thi công Xây dựng vui lòng liên hệ:
Văn Phòng & Xưởng SX: Cuối Đồng Trí 7, giao Đồng Trí 8, Phường Hoà Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Phone: 0945.236.238
Email: mocphuthinhvn@gmail.com
Website: http://noithatdepdanang.com